Tổ hợp môn xét tuyển: Toán-Lý-Hoá; Toán-Lý-Tiếng Anh; Toán-Hoá-Sinh; Toán-Ngữ Văn-Tiếng Anh (Mã ngành: 7549001)
Website: Khoa Lâm nghiệp
Ngành Chế biến lâm sản bao gồm 3 chuyên ngành chính: Chế biến lâm sản, Công nghệ giấy và bột giấy, Thiết kế đồ gỗ nội thất
* CHUYÊN NGÀNH CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Ngành học Công nghệ chế biến lâm sản đào tạo kỹ sư có trình độ kiểm định gỗ, kỹ năng thực hành về công nghệ sấy, bảo quản gỗ và lâm sản ngoài gỗ, biến tính gỗ, công nghệ sản xuất ván nhân tạo; có trình độ thiết kế sản phẩm gỗ và quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ tại các nhà máy chế biến gỗ và thi công các công trình xây dựng.
Sinh viên được đào tạo các kỹ năng kiểm tra đánh giá tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ; thiết kế và tổ chức thực hiện các loại hình công nghệ, chế tạo, sản xuất các sản phẩm gỗ, vật liệu gỗ và lâm sản ngoài gỗ; nằm vững nguyên lý hoạt động, vận hành các máy móc thiết bị chế biến gỗ; phân tích, đánh giá, đề xuất, lựa chọn các phương án công nghệ gia công phù hợp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong lãnh vực giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu hoặc lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến gỗ; đảm nhận các công việc về thiết kế đồ gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ, thực hiện các công việc về thiết kế, trang trí nội thất cho các công trình dân dụng.
* CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GỖ - GIẤY
Ngành học đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy, các quá trình sản xuất giấy, công nghệ sản xuất giấy các loại, các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, xử lý nước thải, quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy.
Sinh viên được trang bị kỹ năng nghiên cứu về cây có sợi, giấy và bột giấy; quản lý và điều hành hoạt động của dây chuyền sản xuất các loại giấy, bột giấy; vận hành các thiết bị, thực hiện các quy định đảm bảo an toàn môi trường sản xuất ngành giấy và bột giấy; đề xuất, lựa chọn các giải pháp công nghệ, cải tiến công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm giấy, bột giấy; tham gia tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ chuyên ngành giấy và bột giấy.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể tham gia vận hành dây chuyền sản xuất giấy và bột giấy, quản lý và kiểm tra chất lượng nguyên liệu sản xuất giấy, kiểm tra chất lượng sản phẩm; vận hành nhà máy xử lý nước thải, tham gia vào dự án xây dựng nhà máy giấy và bột giấy, giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học, Cao đẳng và các Viện, Trung tâm nghiên cứu giấy và bột giấy.
* CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ ĐỒ GỖ NỘI THẤT
Ngành học đào tạo cán bộ có trình độ đại học, có kiến thức khoa học và mỹ thuật; có đủ kỹ năng thích hợp để làm việc trong lĩnh vực thiết kế đồ gỗ, thiết kế nội thất. Có sự hiểu biết cơ bản về chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ: thiết bị và các phương pháp công nghệ gia công gỗ; đặc điểm, tính chất về vật liệu gỗ, vật liệu nội thất và ứng dụng của chúng trong thiết kế chế tạo đồ gỗ và nội thất; Hiểu rõ bản chất của thiết kế công năng; thiết kế tạo hình; thiết kế công nghệ; Giải quyết được các vấn đề kỹ thuật, mỹ thuật trong thiết kế đồ gỗ nội thất và cách thức tổ chức thực hiện công trình thiết kế nội thất;
Sinh viên được đào tạo các kỹ năng thiết kế được nội thất và đồ gỗ đáp ứng tốt công năng theo nguyên tắc sáng tạo nghệ thuật; Lựa chọn được nguyên liệu gỗ, vật liệu nội, ngoại thất, thiết bị nội thất phù hợp với yêu cầu sử dụng; Phân tích, đánh giá, đề xuất, lựa chọn các phương án thiết kế, giải pháp công nghệ cho các công trình thiết kế nội, ngoại thất; Tổ chức thực hiện công trình nội thất một cách hiệu quả; Có năng lực sáng tác và đánh giá các sản phẩm nội thất;
Vị trí việc làm sau khi ra trường: Đảm nhận các công việc về thiết kế đồ gỗ cho các nhà máy chế biến gỗ, thực hiện các công việc về thiết kế, trang trí nội thất cho các công trình dân dụng; công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học.
Số lần xem trang: 3697
Điều chỉnh lần cuối: 22-07-2019