Ngành Bảo vệ Thực Vật
 (PLANT PROTECTION)
Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường đồng thời góp phần phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới hiện đại, bền vững của Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp,sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề kỹ thuật liên quan đến bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững; kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật; kỹ năng tổ chức và quản lý dịch bệnh bảo vệ thực vật (xây dựng kế hoạch, dự án); Nắm vững phương pháp nghiên cứu (lấy mẫu, thu thập số liệu, phân tích dữ liệu) và tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau (về trang thiết bị, phương pháp)
Việc làm sau khi tốt nghiệp: Được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật dễ thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước, góp phần thực hiện tốt Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 36/2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001, các Nghị định của Chính phủ và các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như của các Bộ khác (Bộ Thương mại, Bộ Tài chính,…) có liên quan.

Số lần xem trang: 2397
Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012