NGÀNH Công Nghệ Thông Tin
 (INFORMATION TECHNOLOGY)
Đào tạo cử nhân đại học chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu lao động.
Trong quá trình học, sinh viên sẽ được trang bị về kiến thức cơ sở ngành: về các công nghệ giải pháp trên nền tảng Java như : JSP/Servlet, J2EE, JSF, Struts, Spring, Hibernate,…;các công nghệ web; lập trình hướng đối tượng; cấu trúc dữ liệu và giải thuật;kỹ thuật cơ sở dữ liệu;phân tích và thiết kế hệ thống;cấu trúc máy tính;mạng máy tính.
Ở năm học cuối sinh viên có thể chọn chuyên ngành: hệ thống thông tin (information systems technology) hoặc mạng máy tính và truyền thông (computer networks and communication technology) và công nghệ phần mềm.
* Với sinh viên ngành Mạng, trang bị kiến thức và kỹ năng về:Lập trình ứng dụng mạng – Internet; kiến thức và kỹ năng về hệ thống mạng máy tính; khả năng thiết kế, quản trị và bảo trì mạng LAN vừa và nhỏ; thiết kế và lắp đặt bộ chuyển mạch (SWITCH) và bộ định tuyến (ROUTER) trong môi trường mạng phức tạp của công ty với cấu trúc LAN & WAN; nâng cấp hoạt động của mạng và tổ chức hệ thống bảo mật cho công ty; xử lý các sự cố mạng; quản trị hệ thống mạng máy tính với hệ điều hành Windows và LINUX;cài đặt, cấu hình máy chủ, sử lý sự cố (WEB, E-MAIL, FTP, DHCP, DNS …);cài đặt, cấu hình mạng, máy in, phục hồi dữ liệu; xây dựng và triển khai chính sách và hệ thống bảo mật mạng máy tính; nắm vững kiến thức, xây dựng và triển khai các giải pháp mạng như: clustering,load balancing, virtualization
* Với sinh viên ngành Hệ thống Thông Tin, trang bị kiến thức và kỹ năng về:Phải nắm các kiến thức chung về ngành Hệ thống Thông tin;hiểu rõ các nguyên lý cơ bản về cơ sở dữ liệu và quan hệ dữ liệu, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị được các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng như SQL Server, PostGres SQL, MySQL…;hiểu rõ phương pháp ánh xạ mô hình đối tượng vào mô hình dữ liệu quan hệ;có kiến thức về lập trình ứng dụng web, các vấn đề an toàn và bảo mật ứng dụng web khi triển khai ứng dụng vào thực tiễn;có khả năng phân tích, thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng với ngôn ngữ mô tả UML ;khả năng đọc được các bản phân thích, thiết kế, xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin cho một đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như tham gia xây dựng và phát triển các dự án có quy mô lớn;có khả năng đảm nhận các vị trí công việc trong lĩnh vực phần mểm như: lập trình viên, chuyên gia về phân tích & thiết kế, quản trị dự án, quản trị cơ sở dữ liệu, thiết kế & lập trình web, ...
Với sinh viên ngành Công nghệ Phần mềm, trang bị kiến thức và kỹ năng về:
Hiểu rõ các quy trình phần mềm, phương pháp triển khai phần mềm và khả năng áp dụng; hiểu được các bản phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm; có khả năng thiết kế kiến trúc của hệ thống phần mềm; nắm được phương pháp phân tích và thiết kế hướng đối tượng; nắm được những nguyên tắc trong thiết kế giao diện để giao tiếp giữa người và máy; có kỹ năng để thực hiện kiểm thử chất lượng phần mềm;có kiến thức cơ bản trong quản lý dự án phần mềm.
Việc làm sau khi tốt nghiệp: Cử nhân Công nghệ Thông tin có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, thiết kế, cài đặt, quản trị mạng máy tính; thiết kế, cài đặt và quản trị các hệ cơ sở dữ liệu trên mạng; thiết kế và quản trị Website, có thể làm việc trong các tổ chức, công ty có ứng dụng công nghệ thông tin như :
- Các công ty phần mềm: phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm,…
- Các công ty tư vấn: tư vần thiết kế các giải pháp về mạng, các giải pháp công nghệ thông tin cho doanh nghiệp,…
- Các công ty phân phối và bảo trì các thiết bị máy tính;
- Bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, nhà máy, trường học, ngân hàng…, các doanh nghiệp có ứng dụng công nghệ thông tin;
- Các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các Viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin.                          
Bên cạnh hệ đại học công nghệ thông tin, trường còn tuyển hai hệ:
-         Cao đẳng tin học (không tổ chức thi, xét tuyển NV2 từ kết quả thi đại học). Chỉ tiêu tuyển: 80.
-         Trung cấp chuyên nghiệp về tin học và tin học chuyên ngành kế toán (xét tuyển qua thi tuyển với hai môn thi Toán, Vật lý hoặc xét tuyển lấy điểm kế cận điểm xét tuyển đại học và cao đẳng cùng khối khi còn chỉ tiêu, theo quy định của Bộ). Chỉ tiêu tuyển: 1400

Số lần xem trang: 2420
Điều chỉnh lần cuối: 08-02-2012