Ngành Chế biến Thủy Sản
   (AQUATIC PRODUCTS PROCESSING)
Kỹ sư có kiến thức về các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản; về thiết kế, tổ chức và quản lý các quá trình công nghệ sản xuất các sản phẩm thủy sản và quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản; về các hệ thống nuôi trồng thủy sản; về kinh tế, kinh doanh và hoạch định phát triển chế biến thủy sản theo hướng bền vững; về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.
Khi tốt nghiệp có các kỹ năng nhưkhả năng mô tả và ứng dụng các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản; thiết kế, tổ chức và quản lý các quá trình công nghệ sản xuất ra các sản phẩm thủy sản, quản lý chất lượng các sản phẩm thủy sản và bảo vệ môi trường; khả năng tham gia nghiên cứu và cải tiến công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm mới phục vụ thị trường trong nước và nước ngoài; khả năng phân tích, đánh giá và kiểm soát các chỉ tiêu về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm thủy sản; khả năng quản trị doanh nghiệp chế biến thủy sản; có năng lực giảng dạy tại các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề về chế biến thủy sản; có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên môn tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp thông thường (đạt chuẩn Bằng B Quốc gia, TOEIC 400, TOEFL 400, IELTS 4,0); có khả năng sử dụng tin học phục vụ cho công việc chuyên môn và quản lý;
Việc làm sau khi tốt nghiệp: Kỹ sư chế biến thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại…, các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, KCS cho các xí nghiệp thủy sản, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc cao đẳng, đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN và PTNT, Sở Thủy sản, công ty nuôi thủy sản,…) hay học tiếp bậc sau đại học ở những chuyên ngành có liên quan.

Số lần xem trang: 2149
Điều chỉnh lần cuối: 16-02-2012